KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 

1.     Tên khoa: KHOA CẤP CỨU

2.     Điện thoại:                   - Phòng cấp cứu: 02083756668

3.  Địa điểm làm việc: Tầng 1 + Tầng 2, góc bên trái (theo hướng cửa chính ra vào) tòa nhà B của bệnh viện.

 

4. Lãnh đạo khoa hiện nay 

5. Cơ cấu tổ chức

Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là đơn vị thường trực cấp cứu 24/24 giờ, với tất cả bệnh nhân từ Thái Nguyên và các tỉnh lân cận chuyển về cấp cứu cũng như tự đến.

Mỗi ngày nhận trung bình 140 - 190 bệnh nhân thuộc các chuyên khoa khác nhau, đảm bảo cấp cứu kịp thời và hiệu quả. Cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng đáp ứng cấp cứu hàng loạt, cấp cứu trong tình huống thảm hoạ.

5.1. Sơ lược quá trình phát triển của đơn vị

     Khoa cấp cứu bệnh viên trung ương Thái Nguyên  được thành lập  ngày 1/2/2015 theo quyết định số 103 QĐ/BV ngày 27/1/2015 trên cơ sở đơn nguyên cấp cứu - khoa khám bệnh. Là một khoa còn hết sức non trẻ, tuy nhiên  dưới sự quan tâm của Đảng ủy, BGĐ, cùng với sự quản lý tốt, khoa cấp cứu đã có sự trưởng thành và ngày càng phát triển đem lại nhiều niềm tin, uy tín cho khoa phòng và bệnh viện. Đáp ứng được sự kỳ vọng của người bệnh và nhân dân trong khu vực.

5.2. Tình hình nhân lực hiện nay: 37 CBVC

      - Bác sỹ: 08 trong đó

         + Thạc sỹ : 03

         + BS CK1: 01

         + Bác sỹ   : 04

                - Điều dưỡng: 28 trong đó

                    + CNĐD: 03

                    + ĐDCĐ: 13

                    + ĐDTC: 12

                - Hộ lý: 01

     5.3. Các bộ phận:

                - Khu tiếp đón, phân loại cấp cứu

                - Khu cấp cứu

                - Khu điều trị, tạm lưu

                    + Phòng Hồi sức cấp cứu

                    + Phòng thủ thuật

                    + Phòng cách ly

                    + Phòng Trang thiết bị y tế

                    + Phòng rửa dạ dày

5.4. Cơ sở vật chất:

Với mục tiêu phát triển xứng tầm với bệnh viện Hạng I, hướng đến Hạng đặc biệt, khoa đã được hỗ trợ cung cấp đủ thuốc và dụng cụ đầy đủ dùng trong cấp cứu như: máy thở di động hiện đại, máy thở Newport e360, Drager, Carescape R860, máy sốc điện, máy monitor theo dõi, máy đo điện tim, máy hút dịch, máy đo đường huyết, siêu âm tổng quát, máy khí máu, máy lọc máu cấp cứu, máy USCOM, Máy xét nghiệm đông máu ROTEM…

Cơ sở vật chất và các phòng chức năng giúp tổ chức quy trình cấp cứu khép kín từ nhận bệnh - thăm khám -  xử trí cấp cứu - cận lâm sàng được thực hiện gần như tại chỗ, cho kết quả nhanh, giảm thiểu thời gian trong chẩn đoán, giúp điều trị cấp cứu nhanh cho người bệnh.

6. Hoạt động chuyên môn.

6.1. Chức năng, nhiệm vụ

     a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện.

     b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép hoặc cho ra viện tại khoa.

     c) Tổ chức làm việc theo ca.

     d) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện;

     đ) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện.

     e) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.

     g) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.

6.2. Một số hình ảnh

Giao ban khoa – Thảo luận chuyên môn

 Tiếp đón, cấp cứu người bệnh ngay từ cổng vào

 

Cấp cứu ngừng tuần hoàn, hô hấp 

Thông khí nhân tạo trong cấp cứu đa chấn thương

 

Phối hợp với khoa ngoại TMLN cấp cứu chấn thương thấu ngực

 

Phối hợp với khoa ngoại TK cấp cứu vết thương đầu và chấn thương sọ não

 

Một số hoạt động khám chữa bệnh 

7. Các hoạt động khác

   7.1. Quy tắc ứng xử.

        Khoa thường xuyên có thảo luận về quy tắc ứng xử trong các buổi giao ban hàng ngày, họp chi bộ, họp khoa... Nhằm biểu dương, phát huy những tấm gương được người bệnh và người nhà bệnh nhân, BGĐ khen ngợi. Đồng thời trao đổi, nhắc nhở, rút kinh nghiệm và có những biện pháp chế tài với những sai phạm trong quy tắc ứng xử.

7.2. Bình bệnh án, sinh hoạt chuyên môn

       Khoa tổ chức bình bệnh án, bình phiếu chăm sóc hàng tháng theo quy định của bệnh viện. Từ đó rút ra những thiếu sót, tồn tại trong thủ tục hành chính, chuyên môn. Dần dần đã hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót về hồ sơ bệnh án, nâng cao chỉ số chất lượng hồ sơ bệnh án mà bệnh viện đề ra.

       Hàng ngày qua các buổi giao ban đồng thời cũng là sinh hoạt chuyên môn, các bác sỹ được tự do  bình luận đưa ra những thông tin cập nhật về thuốc, phác đồ điều trị mới, sau đó toàn khoa thảo luận, kết hợp hỏi thêm kinh nghiệm của đầu ngành để áp dụng vào cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong khoa phòng. Khoa cấp cứu cũng kết hợp với nhiều khoa phòng khác trao đổi, cập nhật những kiến thức mới hoặc trau giồi lại những kiến thức cơ bản cần thiết...              

7.3. Hiến máu nhân đạo, khám sức khoẻ tình nguyện

      Khi có cấp cứu sốc mất máu cần phải truyền nhiều máu mà số lượng máu trong bệnh viện khan hiếm, số lượng máu người nhà hỗ trợ không đủ, để cứu sống người bệnh đã nhiều lần các cán bộ viên chức khoa cấp cứu đã tự nguyện thử nhóm máu và hiến máu cho người bệnh, kịp thời cứu sống nhiều người bệnh.

Hiến máu nhân đạo

      Các đoàn viên thanh niên, công đoàn khoa cấp cứu cũng thường xuyên hưởng ứng tham gia các chương trình hiến máu nhân đạo và khám sức khoẻ tình nguyện do bệnh viện, hội chữ thập đỏ tổ chức. Nhiều cá nhân được tặng thưởng và bằng khen khi có thành tích tốt trong tham gia hoạt động các phong trào hiến máu nhân đạo và khám sức khoẻ tình nguyện.

Khám chữa bệnh từ thiện

7.4. Hoạt động phong trào đoàn thể - Văn nghệ, thể thao

      Tuy mới đi vào hoạt động hơn một năm nhưng cán bộ viên chức khoa cấp cứu đã đạt nhiều thành tích trong hoạt động các phong trào đoàn thể, cụ thể:

       - Đóng góp vào giải nhì khối cuộc thi hưởng ứng “ Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh” do bệnh viện tổ chức.

       - Đoàn thanh niên khoa cấp cứu cũng đạt nhiều thành tích trong hoạt động


Đoàn thanh niên CSHCM khoa cấp cứu

       - Giải nhì đôi nam cầu lông CBVC bệnh viện trung ương Thái Nguyên 2015 nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày thầy thuốc việt nam 27/2.

- Giải nhất đôi nam cầu lông 2018 trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày thầy thuốc việt nam 27/2/ 2018

 

       - Khoa cấp cứu cũng thành lập đội bóng đá nam có tên “ FC Emergency ”, đã tổ chức nhiều trận đấu giao hữu với các đội bóng khác trong khối khoa phòng bệnh viện, đem lại sự thoải mái về tinh thần, sức khoẻ và tinh thần đoàn kết cho các CBVC của khoa với các CBVC của các khoa phòng khác trong bệnh viện.

8. Thành tích nổi bật

- Tập thể lao động xuất sắc năm 2015, 2016,2017, 2018

Nghiên cứu khoa học:

- Năm 2015: Đã thực hiện 02 đề tài NCKH cấp cơ sở, 01 bài báo cáo

- Năm 2016: Đã thực hiện 02 đề tài NCKH cấp cơ sở

- Năm 2017: Dự kiến thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện,  01 bài báo

9. phương hướng định hướng phát triển

     - Hoàn thành vượt mức kế hoạch mọi chỉ tiêu do ban giám đốc bệnh viện đề ra.

     - Trong những năm tiếp theo tiếp tục ứng dụng KHKT mới, nhằm triển khai đến mức tối đa có thể các danh mục kỹ thuật chuyên ngành hồi sức cấp cứu chống độc (theo thông tư 43/BYT).

     - Tập thể khoa luôn đạt tập thể lao động xuất sắc. Phấn đấu bằng khen của Bộ Y Tế và bằng khen của thủ tướng chính phủ.