1. Tên:  Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

2. Điện thoại: 02803.659.030; Email: vungocanh09@gmail.com

3. Địa chỉ: Số 479 Đường Lương Ngọc Quyến, Phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên

4. Lãnh đạo hiện nay:

5. Lãnh Đạo qua các thời kỳ:

- TS. Lưu Thị Kim Thanh,  Trưởng khoa (1999-2002)

- ThS. Tạ Quang Bắc, Trưởng khoa (2002 -2012)

- CN. Vũ Ngọc Anh, Trưởng khoa (2012 cho đến nay)

6. Cơ cấu tổ chức

6.1 Sơ lược phát triển của khoa:

Khoa Chống nhiễm khuẩn (tiền thân của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn) được thành lập theo quyết định số 189/QĐ-BV của Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên ngày 22/12/1999 từ sự kết hợp giữa bộ phận Hấp sấy, tiệt trùng và bộ phận giặt là thuộc phòng Hành chính quản trị.

Năm 2010, khoa Chống nhiễm khuẩn được đổi tên thành khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của Thông tư số 18/2009 của Bộ Y tế. khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đủ năng lực đảm trách tốt công tác KSNK bệnh viện, được các bệnh viện ở khu vực Miền núi phía bắc tin tưởng, học tập trao đổi kinh nghiệm.

6.2  Tình hình nhân lực hiện nay:

- Tổng số: 35 CBVC trong đó:

+ 03 Cử nhân.

+ 01 Điều Dưỡng trung cấp

+ 02 Kỹ thuật viên Trung cấp

+ 02 nhân viên kỹ thuật

+ 27 Hộ Lý và y công.

6.3 Các bộ phận hoạt động:

1. Tổ Đào tạo, NCKH

2. Tổ Hành chính- giám sát

3. Tổ Dụng cụ - Tiệt khuẩn

4. Tổ xử lý và làm sạch đồ vải

5. Tổ Sản xuất, chế biến bông- gạc

6. Tổ Vệ sinh - chất thải

6.4 Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn:

Được thành lập hàng năm theo hướng dẫn Thông tư số 18/2009/TT-BYT, gồm 17 đ/c:

1.  Phó Giám đốc BV- Chủ Tịch Hội Đồng

2.  Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp- Phó Chủ Tịch Hội Đồng

3. Trưởng Khoa KSNK- Thường trực Hội Đồng

4. Trưởng  Phòng Điều Dưỡng- Ủy viên

5. Trưởng  Phòng TCCB- Ủy viên

6. Trưởng  Phòng TCKT- Ủy viên

7. Trưởng  Phòng HCQT- Ủy viên

8. P. Trưởng Phòng Vật Tư-TTBYT- Ủy viên

9. Trưởng Khoa GMHS- Ủy viên

10. Trưởng Khoa HSTC-CĐ - Ủy viên

11. Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới- Ủy viên

12. Trưởng Khoa Vi sinh- Ủy viên

13. Trưởng khoa Ngoại Thần kinh- Ủy viên

14. Trưởng Khoa Nội tiết- hô hấp- Ủy viên

15. Trưởng Khoa CTCH- Ủy viên

16. P. Trưởng Khoa Dược- Ủy viên

17. P. Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu- Ủy viên

6.4. Mạng lưới KSNK:

Mạng lưới KSNK tại các khoa, Trung tâm gồm: 01 BS, 01 ÐD có kinh nghiệm. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ y tế và quy định của Giám đốc bệnh viện.

7. Hoạt động chuyên môn:   

7.1 Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện:

- Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiệm vụ trọng tâm của khoa KSNK. Tổ Hành chính- giám sát lập kế hoạch hàng năm và triển khai giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện thường quy và đột xuất như: giám sát vi sinh vật và giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát vệ sinh tay… thường quy tiến hành điều tra nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khoa và trung tâm để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn và nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Ứng dụng phần mềm Medisoft để hỗ trợ giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên mạng nội bộ như: Điều tra đánh giá tình hình Nhiễm khuẩn Bệnh viện, Nhiễm khuẩn vết mổ, Viêm phổi Bệnh viện và có biện pháp can thiệp sau điều tra.

- Khoa KSNK đã đồng hành được với sự phát triển mạnh mẽ của các chuyên khoa và đáp ứng nhiều kỹ thuật cao và chuyên sâu như: Ghép thận, mổ tim hở, phẫu thuật vi phẫu, mổ nội soi thay khớp,….

- Chuẩn hóa và xây dựng các qui trình KSNK và bảng kiểm giám sát theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ban hành .

- Phối hợp khoa Vi Sinh giám sát Vi sinh vật thường quy và đột xuất theo hướng dẫn Thông tư số 18.

- Phối hợp khoa Vi Sinh, bộ phận Dược Lâm Sàng theo dõi VK kháng thuốc và sử dụng kháng sinh. Đã có những điều tra sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân trong toàn viện và trên bệnh nhân phẫu thuật.

- Phối hợp phòng KHTH xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo, theo dõi rủi ro nghề nghiệp cho nhân viên y tế. 

- Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giám sát quy trình thu gom, phân loại chất thải y tế.

- Chức năng nhiệm vụ khác: Ứng dụng công nghệ thông tin để duyệt cấp bông gạc vô trùng, nước vô trùng… trên phần mềm; tổng hợp, hạch toán chi phí kiểm soát nhiễm khuẩn phục vụ công tác hạch toán thu chi hàng tháng…

7.2. Chức năng xử lý dụng cụ tập trung và xử lý đồ vải tập trung:

Xử lý dụng cụ tập trung trong toàn bệnh viện đảm bảo chất lượng từ khâu làm sạch, đóng gói, khử khuẩn, tiệt khuẩn các loại dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị y tế,... đảm bảo đáp ứng trong phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.

Quản lý, xử lý, cung cấp đồ vải tập trung toàn bệnh viện, luôn đảm bảo số lượng, chất lượng đồ vải. Hàng ngày đến từng buồng bệnh, từng khoa đến đổi đồ vải cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Triển khai làm dịch vụ làm sạch đồ vải cho người nhà người bệnh.

Sản xuất, chế biến, cung cấp các chủng loại bông- gạc vô trùng, đảm bảo và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các khoa, trung tâm trong toàn bệnh viện.  Quản lý cấp phát, duyệt phiếu lĩnh bông gạc trên phần mềm quản lý phần mềm bệnh viện.

7.3. Đào tạo- Chỉ đạo tuyến và Nghiên cứu khoa học

Cán bộ chuyên trách khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tham gia các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao giảng viên lâm sàng và giảng viên kiểm soát nhiễm khuẩn do Dự án Jica Nhật bản và dự án Norred Trung ương Tổ chức.

Tham gia tập huấn, hội nghị, hội thảo "Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện" của Bộ y tế và các tổ chức Y tế Thế giới hàng năm.

Công tác Chỉ đạo tuyến: Tham gia Đề án 1816 cho các bệnh viện đa khoa 06 tỉnh Miền núi phía Bắc (như: Cao bằng, Lạng sơn, Bắc Cạn, Bắc giang…và các huyện trong tỉnh)

Mở lớp tập huấn và lớp đào tạo cơ bản về Kiểm soát nhiễm khuẩn Kiểm soát nhiễm khuẩn cho các bệnh viện trong tỉnh và các tỉnh miền núi phía bắc.

Huấn luyện kiến thức cơ bản về KSNK cho sinh viên trường Cao Đẳng y tế Thái Nguyên, Đại học y dược Thái Nguyên và cho cán bộ mới tuyển dụng của bệnh viện.

Mời chuyên gia KSNK của Bộ Y Tế và chuyên gia KSNK Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi đồng 1… để tập huấn công tác KSNK cho CBYT bệnh viện.

Về nghiên cứu khoa học: Hàng năm có báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ cở về chuyên ngành kiểm soát nhiễm khuẩn .

9. Thành tích nổi bật:

9.1. Đạt Tập thể lao động xuất sắc:

- Năm 2009 Quyết định số 1736/QĐ-BYT ngày 24/05/2010

- Năm 2011 Quyết định số 1423/QĐ-BYT ngày 02/05/2012

- Năm 2012 Quyết định số 954/QĐ-BYT ngày 25/03/2013

- Năm 2013 Quyết định số 1374/QĐ-BYT ngày 22/04/2014

- Năm 2014 Quyết định số 1206/QĐ-BYT ngày 03/04/2015

- Năm 2015 Quyết định số 686/QĐ-BYT ngày 29/02/2016

9.2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế:

Năm 2014 Quyết định số 2427/QĐ-BYT ngày 17/06/2015

10. Định hướng phát triển:

10.1 Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

10.2. Mục tiêu cụ thể:

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách, quy trình kỹ thuật và các tài liệu chuyên môn về Kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và nhân lực lĩnh vực Kiểm soát nhiễm khuẩn .

- Tăng cường các hoạt động chuyên môn Kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt đẩy mạnh công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và giám sát tuân thủ các quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Tăng cường đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Đẩy mạnh truyền thông về Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu KSNK.

Sau 17 năm hình thành và phát triển, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong Tỉnh, trong khu vực. Đồng thời, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đã đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện và nâng cao vị thế, uy tín của Bệnh viện.