1. Quá trình xây dựng và phát triển

Khoa Tim mạch - Cơ xương khớp được thành lập từ tháng 11/2006 trên cơ sở tách ra từ Khoa Nội - BVĐKTƯTN.

* Chức năng, nhiệm vụ: Khoa có nhiệm vụ điều trị nội trú, ngoại trú và chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân Tim mạch và Cơ xương khớp trên địa bàn Thái Nguyên và một số khu vực của các tỉnh lân cận. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.

Ban đầu, công tác tại khoa chỉ có 07 bác sỹ (02 bác sỹ của Bộ môn Nội - Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên), 08 điều dưỡng, 02 hộ lý; nhân lực vừa thiếu vừa yếu, nhà cửa xuống cấp, trang thiết bị hầu như không có gì. Trưởng khoa đầu tiên (2006 - 2010) là Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan.

Hiện nay (10/2011), tham gia làm việc tại khoa có 15 bác sỹ (05 bác sỹ thuộc Bộ môn Nội), 15 điều dưỡng (trong đó có 4 cử nhân điều dưỡng), 02 hộ lý. Khoa phòng đã được sửa chữa nâng cấp, khang trang sạch đẹp; khoa đã được trang bị một số máy móc hiện đại như máy sốc điện, monitor, máy truyền dịch, bơm tiêm điện…; trình độ chuyên môn đã có những tiến bộ vượt bậc, kỹ thuật chụp - can thiệp động mạch vành đã được các bác sỹ và điều dưỡng của khoa thực hiện thành công tại bệnh viện từ tháng 7/2011.

2. Đội ngũ cán bộ viên chức

Hiện tại công tác tại khoa có:

- 03 Tiến sỹ

- 02 Thạc sỹ

- 01 BSCKI

- 09 Bác sỹ

- Đội ngũ điều dưỡng gồm có 15 người, trong đó có 04 Cử nhân điều dưỡng.

- 02 hộ lý.

Ban chủ nhiệm khoa gồm Trưởng khoa, 02 Phó trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng khoa.

STT Họ và tên Ghi chú
01 TS Nguyễn Trọng Hiếu Trưởng Khoa
Phó trưởng Bộ môn Nội – Trường ĐHYDTN
02 ThS Hoàng Thị Minh Tâm Phó trưởng Khoa - Phó Bí thư Chi bộ Nội
Đang học BSCKII tại Trường ĐHYDTN
03 TS Nguyễn Tiến Dũng Phó trưởng Khoa
Trưởng phòng QLKH & QHQT – Trường ĐHYDTN
Giảng viên Bộ môn Nội – Trường ĐHYDTN
04 CNĐD Nguyễn Thị Thanh Hương Điều dưỡng Trưởng khoa
05 BS Trần Thúy Hằng Tổ trưởng Công đoàn
Đang học Cao học tại Trường ĐHYDTN
06 BSCKI Cổ Thị Thu Hằng  
07 BS Trần Thị Tố Quyên Đang học Cao học tại HVQY
08 BS Đặng Văn Minh Bí thư Chi đoàn - Tổ phó Công đoàn
09 BS Nguyễn Quang Toàn  
10 BS Đinh Hữu Bách  
11 BS Đỗ Minh Phương  
12 BS Dương Thị Xuân Trà  
13 ThS Nguyễn Đăng Hương Bộ môn Nội
14 TS Lưu Thị Bình Bộ môn Nội
15 BS Triệu Văn Mạnh Bộ môn Nội
16 ĐD Dương Thị Sáu  
17 ĐD Lê Thị Bình  
18 CNĐD Hoàng Thị Tấm  
19 ĐD Đỗ Thị Hạnh Đang học CNĐD tại Trường ĐHYDTN
20 ĐD Vương Thị Thắm  
21 ĐD Phạm Thị Lựu Đang học CNĐD tại Trường ĐHYDTN
22 ĐD Dương Thị Tuyết Minh  
23 ĐD Nguyễn Thị Thu Phương  
24 CNĐD La Văn Quỳnh  
25 ĐD Hà Thị Ly  
26 CNĐD Nguyễn Thị Minh  
27 ĐD Nguyễn Thị Định  
28 ĐD Hoàng Văn Bình  
29 ĐD Hà Văn Tiếp  
30 HL Nguyễn Việt Hồng  
31 HL Dương Thị Quỳnh  

3. Hoạt động chuyên môn

Khoa có 50 giường bệnh được chia thành 2 bộ phận có những chức năng riêng về chuyên khoa như sau:

* Phòng điều trị bệnh thông thường theo chuyên khoa: bao gồm các phòng điều trị bệnh tim mạch và phòng điều trị bệnh xương khớp với tổng số 38 giường bệnh.

* Phòng cấp cứu: gồm 03 phòng với 12 giường bệnh, có hệ thống ôxy trung tâm, được trang bị đầy đủ monitor theo dõi, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, máy khí dung, máy hút dịch… là nơi điều trị các trường hợp bệnh nặng như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nặng, loạn nhịp tim phức tạp, tai biến mạch não…

Hoạt động điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại khoa hiện nay vẫn chủ yếu là điều trị Nội khoa, các thủ thuật được làm thường quy tại khoa gồm đặt catheter tĩnh mạch trung tâm; chọc dò, dẫn lưu màng ngoài tim - màng phổi - màng bụng; tiêm nội khớp, tiêm ngoài màng cứng... Tất cả các bác sỹ đều tự đọc được kết quả điện tim, một số bác sỹ tham gia làm siêu âm tim, siêu âm mạch máu tại khoa Thăm dò chức năng.

Theo chương trình của dự án JBIC, bệnh viện đã được trang bị nhiều máy móc hiện đại trong đó có hệ thống máy chụp mạch hiện đại của hãng Siemens, nhiều bác sĩ và điều dưỡng của khoa đã được cử đi đào tạo tại Viện Tim mạch Việt Nam về điện tim gắng sức, chụp – can thiệp động mạch vành, thăm dò điện sinh lý học, đặt máy tạo nhịp…

Được sự quan tâm của Ban Giám đốc bệnh viện và sự giúp đỡ chuyên môn của Viện Tim mạch Việt Nam, từ tháng 7 năm 2011 kỹ thuật chụp động mạch vành, đặt stent động mạch vành lần đầu tiên đã được các bác sĩ và điều dưỡng của khoa thực hiện thành công tại bệnh viện, kỹ thuật này đến nay đã được đưa vào làm thường quy. Đây là một bước tiến quan trọng, là tiền đề để khoa tiếp tục triển khai các kỹ thuật can thiệp tim mạch khác trong tương lai, đáp ứng nhu cầu điều trị bằng các kỹ thuật chuyên sâu cho các bệnh nhân tim mạch ngay tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, từ tháng 8 năm 2011 tại khoa đã triển khai hoạt động chăm sóc bệnh nhân theo mô hình đội, hoạt động này được hiện đang được duy trì tốt, người bệnh được chăm sóc chu đáo hơn, bước đầu được người bệnh đánh giá cao.

Về công tác đào tạo: Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên sâu bằng cách gửi các bác sỹ đi đào tạo tại các cơ sở chuyên khoa sâu trong và ngoài nước: 3 bác sỹ học can thiệp tim mạch tại Đài Loan, 1 bác sỹ đi học nâng cao tại Nhật Bản, nhiều bác sỹ đã học sau đại học, học điện tim và siêu âm tim mạch tại Viện Tim mạch Việt Nam… Trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục cử các bác sỹ, điều dưỡng đi học các kỹ thuật can thiệp, cấp cứu tim mạch…

Kết hợp với phòng chỉ đạo tuyến, Khoa tim mạch đã thực hiện công tác giúp đỡ chuyên môn cho một số bệnh viện trong khu vực. Khoa Tim Mạch là cơ sở thực tập chuyên khoa cho các đối tượng sinh viên và học viên sau đại học (Cao học, BS nội trú, BSCKII, BSCKI) của trường ĐH Y Dược Thái Nguyên.

* Hoạt động nghiên cứu khoa học

- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học tại khoa để cập nhật kiến thức, rút kinh nghiệm trong điều trị - chăm sóc người bệnh (1 - 2 buổi/ tháng).

- Tích cực tham gia các buổi hội thảo chuyên môn trong và ngoài nước.

- Hàng năm đều có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bệnh viện

4. Một số thành tích đã đạt được

Là một khoa mới được thành lập, còn nhiều khó khăn thiếu thốn, tuy nhiên trong những năm vừa qua tập thể khoa Tim mạch - Cơ xương khớp luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

* Thành tích tập thể

- Bộ Y tế tặng bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc” liên tục các năm 2007 - 2008 - 2009 - 2010.

- Tổ nữ công được BCH Công đoàn bệnh viện tặng danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” 4 năm giai đoạn 2006 - 2010.

* Thành tích cá nhân: một số cá nhân tiêu biểu được khen thưởng

- ThS Hoàng Thị Minh Tâm đã nhiều lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được Tỉnh đoàn Thái Nguyên và Sở Y tế Bắc Kạn tặng giấy khen.

- CNĐD Nguyễn Thị Thanh Hương đã nhiều lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; năm 2010 đã được BCH Công đoàn Y tế Việt Nam tặng bằng khen.

- BS Trần Thúy Hằng đã nhiều lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua; được BCH Công đoàn bệnh viện tặng danh hiệu “Phụ nữ 2 giỏi tiêu biểu giai đoạn 2006 - 2010”.

5. Hướng phát triển

Trong thời gian sắp tới, trong chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật của bệnh viện, việc triển khai các kỹ thuật can thiệp tim mạch là nhiệm vụ mũi nhọn, khoa đã xây dựng được các kíp làm can thiệp tim mạch tại Đài Loan. Theo kế hoạch phát triển của bệnh viện, khoa Tim mạch - Cơ xương khớp sẽ triển khai các hoạt động sau:

- Triển khai kỹ thuật Holter điện tim để phát hiện và theo dõi điều trị đối với các bệnh nhân loạn nhịp tim.

- Triển khai kỹ thuật Holter huyết áp để theo dõi phát hiện, khẳng định chẩn đoán đối với các trường hợp nghi ngờ và theo dõi điều trị đối với các bệnh nhân tăng huyết áp.

- Triển khai làm nghiệm pháp gắng sức (điện tim và siêu âm tim) để sàng lọc bệnh động mạch vành và khảo sát chức năng tim.

- Triển khai kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tạm thời, sau này tiến tới đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn và đặt máy tạo nhịp phá rung tim (ICD) để điều trị các bệnh nhân loạn nhịp tim nặng.

- Khảo sát điện sinh lý trong buồng tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng RF.

- Phá rung chuyển nhịp bằng máy sốc điện.

- Triển khai 01 phòng Cấp cứu tim mạch hoàn chỉnh (04 giường bệnh) nhằm điều trị tốt hơn, tích cực hơn đối với các bệnh nhân nặng, hồi sức sau can thiệp tim mạch.

- Đẩy mạnh phát triển các kỹ thuật can thiệp tim mạch:

+ Tăng cường chụp và can thiệp động mạch vành.

+ Triển khai nong van 2 lá bằng bóng qua da.

+ Triển khai thủ thuật bít lỗ thông: thông liên nhĩ, thông liên thất...

- Phối hợp với khoa ngoại tim mạch để chuẩn bị trước mổ, chăm sóc, quản lý bệnh nhân hậu phẫu mổ tim: bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch..), các bệnh lý van tim (bệnh van 2 lá, van động mạch chủ..).

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ