Tập thể cán bộ viên chức khoa Y học dân tộc-

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

1. Tên khoa: Y học dân tộc

2. Điện thoại: 02083.659.040

3. Địa điểm: Khu nhà cấp 4 sát đường nội bộ thẳng cổng số 3, cách cổng số 3 Bệnh viện 30m, cạnh tòa nhà 7 tầng hệ Ngoại-Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

4. Lãnh đạo hiện nay

5. Lãnh đạo qua các nhiệm kỳ

*        Bác sỹ Hoàng Đình Cốt:  Trưởng khoa giai đoạn 1968-1976

*        Bác sỹ Vũ Anh Linh: Trưởng khoa giai đoạn 1977-1993

*        Bác sỹ Hoàng Đức Quỳnh: Trưởng khoa giai đoạn 1994-2014

*        Bác sỹ Hoàng Thanh Thời:  Phó trưởng khoa giai đoạn 1983-2005

*        Bác sỹ Bế Minh Phương: Phó trưởng khoa giai đoạn 2005-2007

*        Bác sỹ Đỗ Thị Quý: Phó trưởng khoa giai đoạn 1982-2008

*        Bác sỹ Tôn Thị Tịnh: Trưởng khoa giai đoạn 2015 đến nay

*        Bác sỹ Phạm Thị Ninh: Phó trưởng khoa từ 2016 cho đến nay.

6. Chức năng, nhiệm vụ

6.1. Chức năng

*        Tham mưu cho Giám đốc về công tác phát triển Y dược cổ truyền tại Bệnh viện.

*        Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền; kết hợp Y học cổ truyền (YHCT) với Y học hiện đại (YHHĐ).

*        Nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo tuyến về Y học cổ truyền.

6.2. Nhiệm vụ

*        Khám bệnh, chữa bệnh nội trú, nội trú ban ngày, ngoại trú bằng phương pháp YHCT, kết hợp YHCT và YHHĐ.

*        Xây dựng kế hoạch, lập dự trù thuốc nhằm cung cấp đủ thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh.

*        Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: Là cơ sở thực hành về YHCT của Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên, đào tạo các lớp ngắn hạn về châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ. Nghiên cứu kế thừa ứng dụng YHCT kết hợp với YHHĐ.

*        Công tác chỉ đạo tuyến: Phối hợp với Trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến thực hiện hỗ trợ chuyên môn, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho một số đơn vị y tế tuyến dưới.

*        Tuyên truyền phổ biến kiến thức về Y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

7. Cơ cấu tổ chức

7.1. Sơ lược quá trình phát triển của đơn vị tổ chức 

Khoa Y học dân tộc (YHDT) Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thành lập từ năm 1968. Hoạt động ban đầu là tổ Đông y thực hiện khám chữa bệnh ngoại trú sau đó khoa Y học dân tộc được thành lập với quy mô 15 giường bệnh nội trú. Với phương châm kế thừa, phát huy các các bài thuốc cổ phương, sử dụng thuốc nam chữa bệnh cho người Việt, các cán bộ viên chức Khoa đã thu mua, khai thác, bào chế, sản xuất nhiều sản phẩm thuốc có hiệu quả điều trị. Trải qua gần 50 năm xây dựng, củng cố và phát triển, đến nay khoa YHDT có quy mô 20 giường bệnh nội trú, thực hiện được hầu hết các kỹ thuật chuyên ngành theo phân tuyến của Bộ Y tế ban hành.

7.2. Cơ cấu tổ chức

- Quy mô giường bệnh 20 gồm 3 bộ phận:

*        Bộ phận ngoại trú: khám bệnh tại khoa Khám bệnh đa khoa.

*        Bộ phận nội trú: điều trị nội trú và nội trú ban ngày bằng YHCT, kết hợp YHCT và

         YHHĐ phối hợp với phục hồi chức năng.

*        Bộ phận sắc thuốc phục vụ người bệnh.

7.3. Tình hình nhân lực hiện nay:

*        Tổng số cán bộ viên chức: 08

+ Tổng số bác sỹ: 05 trong đó có 01 bác sỹ CKII, 03 Thạc sỹ (có 01 Thạc sỹ được đào tạo tại Trung Quốc), 01 BsCKI YHCT.

+ Tổng số điều dưỡng: 03 trong đó có 01 Điều dưỡng CKI, 01 cao đẳng Điều dưỡng, 01 y sỹ YHCT.

 

8. Hoạt động chuyên môn

8.1. Hoạt động khám bệnh và điều trị ngoại trú

*        Tổ chức tiếp đón người bệnh đến khám, tư vấn, điều trị bằng YHCT kết hợp với YHHĐ.

*        Thực hiện khám và chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng phù hợp với tình trạng bệnh.

*        Thực hiện kê đơn cấp thuốc ngoại trú kết hợp YHCT (dạng cao, hoàn cứng, hoàn mềm, hoàn giọt, cốm) và YHHĐ theo quy chế.

*        Thực hiện các phương pháp không dùng thuốc để điều trị ngoại trú như: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ, cứu ngải, giác hơi…

*        Làm hồ sơ bệnh án vào điều trị nội trú.

8.2. Hoạt động điều trị nội trú

*        Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nội trú bằng YHCT kết hợp với YHHĐ theo quy chế chuyên môn.

*        Thực hiện các phương pháp điều trị không dùng thuốc: điện châm, nhĩ châm, mãng châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ, cứu ngải, giác hơi, chườm thuốc, ngâm thuốc, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng…

*        Cấp phát thuốc cho người bệnh: thuốc YHCT kết hợp thuốc YHHĐ.

*        Tổ chức sắc thuốc phục vụ người bệnh nội trú.

*        Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kiểm tra và bảo quản đảm bảo chất lượng thuốc. Tư vấn các chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, dưỡng sinh cho người bệnh.

*        Phối kết hợp với các khoa lâm sàng hội chẩn điều trị kết hợp YHCT như nấc cụt, bí đái sau đẻ hoặc chuyển khoa YHCT điều trị khi điều trị YHHĐ ổn định như di chứng tai biến mạch não.  

9. Hoạt động khác

*        Hàng năm thực hiện nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương điều trị các bệnh có sự đánh giá của các phương pháp y học hiện đại.

*        Triển khai ứng dụng rộng rãi kỹ thuật chuyên ngành như cấy chỉ, điện mãng châm, nhĩ châm vào điều trị bệnh.

*        Tổ chức đào tạo kèm cặp và đào tạo ngắn hạn chứng chỉ chuyên ngành châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Hướng dẫn học viên, bác sỹ, y sỹ thực hành lâm sàng về YHCT.

*        Thực hiện công tác Chỉ đạo tuyến với các bệnh viện tuyến dưới về chuyên ngành YHCT.

*        Tham gia đóng góp, hội thảo về các chế độ và quy chế chuyên ngành YHCT.

10. Thành tích nổi bật

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo bệnh viện, sự phối kết hợp của các khoa lâm sàng và sự phối hợp đoàn kết tốt trong công tác của cán bộ viên chức khoa, tập thể khoa hàng năm luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, tinh thần thái độ phục vụ tận tình chu đáo với người bệnh, phát huy tối đa khả năng chuyên môn để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Khoa đã ứng dụng điều trị thành công một số bệnh, chứng bệnh như: liệt dây VII ngoại biên, phục hồi di chứng tai biến mạch não, di chứng bại não trẻ em, nghe kém trẻ em, bệnh lý cột sống xương khớp mạn tính, sa sinh dục độ 2-3, trĩ độ 1-2, huyết áp thấp, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, đau dây V, Sụp mi, lác, máy giật cơ tự động, đái dầm, bí đái  cơ năng, tắc tia sữa, sỏi thận, tăng men gan…  

Với những thành tích đã đạt được tập thể khoa được Bộ Y tế tằng bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc” các năm 2010, 2011, 2014, 2015, 2016, 2018, 2019, 2020, đượcTrung ương Hội châm cứu Việt Nam tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác, được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn.

11. Phương hướng phát triển

*           Tiếp tục ứng dụng các kỹ thuật của chuyên ngành vào điều trị như: cấy chỉ, mãng châm, nhĩ châm, xông hơi, ngâm thuốc.

*           Trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại phục vụ người bệnh: máy sắc đóng túi tự động, máy xông hơi, bồn ngâm đa năng, máy điện châm ITO, đèn tần phổ, các thiết bị tập phục hồi chức năng...

*           Ứng dụng các bài thuốc nghiệm phương, cổ phương, thuốc mới  kết hợp với các phương pháp Y học hiện đại điều trị cho người bệnh.

*           Tổ chức cấp thuốc, sắc thuốc ngoại trú cho người bệnh.

*           Hoàn thiện mô hình điều trị nội trú ban ngày đối với một số bệnh mạn tính.

*           Phối hợp với khoa Dược thực hiện sản xuất các loại thuốc Y học cổ truyền dạng chế phẩm để sử dụng trong  Bệnh viện.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN  KHOA Y HỌC DÂN TỘC