1. Nguồn gốc và vai trò của troponin với cơ tim:

Troponin là một protein có cấu trúc hình cầu được tìm thấy ở cơ xương và cơ tim với 3 tiểu đơn vị có chức năng khác nhau là Troponin I (TnI), Troponin T (TnT), và Troponin C (TnC). Troponin làm trung gian cho sự tương tác giữa actin và myosin điều hòa sự co giãn cơ. Trong tim, Troponin giúp cơ tim hoạt động co bóp.. Troponin đặc hiệu tim có 2 loại: (cardiac TnT viết tắt là cTnT và cardiac TnI viết tắt là cTnI) bình thường trong máu rất thấp, khi cơ tim bị hoại tử, sau một vài giờ, troponin đặc hiệu tim được phóng thích vào trong máu và có thể duy trì cho đến 10-15 ngày. Do tính đặc hiệu với cơ tim và duy trì cao trong nhiều ngày nên xét nghiệm Troponin T và I được sử dụng rộng rãi, có vai trò quan trọng trong phát hiện tổn thương cơ tim sớm.

Troponin I độ nhạy cao (high sensitive Troponin I: hsTnI), có thể phát hiện được mức độ Troponin I ở đa số (80 - 90%) người trưởng thành nói chung. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa sự tăng nồng độ troponin và các bất thường về tim như nhồi máu cơ tim cấp, thiếu máu cục bộ cơ tim, phì đại thất trái, rối loạn chức năng thất trái và giãn nhĩ trái, và hsTnI cũng có thể được sử dụng để phân tầng nguy cơ tim mạch của dân số nói chung.

 

Trong một nghiên cứu về nồng độ hsTnI huyết thanh trên 1485 người trưởng thành khỏe mạnh (healthy adults) ở Trung Quốc, gồm 731 nam và 754 nữ, tuổi từ 18 đến 85, chia thành 4 nhóm tuổi: 18 đến 35, 36 đến 50, 51 đến 65 và ≥66 tuổi, được xác định bằng kỹ thuật định lượng Architect STAT High Sensitive Troponin I assay, Abbott Diagnostics, Li S và cộng sự, 2017 [4], đã thu được kết quả về nồng độ hs-cTnI huyết thanh của người bình thường theo tuổi và giới như được chỉ ra ở Bảng 1.

2. Phương pháp và hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm: HOTLINE: 0208.3852.356

Troponin I hs được định lượng bằng phương pháp miễn dịch : Hóa phát quang, điện hóa phát quang. Lưu ý khi theo dõi biến thiên của xét nghiệm thì theo dõi trên cùng 1 thiết bị, 1 phương pháp.

Lấy 2ml máu tĩnh mạch, không cần nhịn ăn khi lấy máu, chú ý 1 số thuốc có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nên cần khai báo với bác sỹ để loại trừ sai số kết quả.

3.  Mục đích và chỉ định xét nghiệm                                     

            Xét nghiệm hsTnT chủ yếu được sử dụng để giúp chẩn đoán cơn đau ngực trái và để loại trừ các tình trạng khác có dấu hiệu và triệu chứng tương tự.          

            Xét nghiệm hsTnI cũng được sử dụng để đánh giá người bị tổn thương tim do các nguyên nhân khác đau tim hoặc để phân biệt các dấu hiệu và triệu chứng như đau ngực do các nguyên nhân khác, cũng có thể được thực hiện để đánh giá tổn thương cơ tim ở những người bị đau thắt ngực khi các dấu hiệu và triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn.

      Xét nghiệm troponin I còn được sử dụng để phân tầng nguy cơ hội chứng mạch vành cấp trong tương lai.

 Xét nghiệm troponin huyết tương có thể được chỉ định khi một người có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

1.      Đau ngực, khó chịu vùng ngực

2.     Nhịp tim nhanh, cách nhịp

3.     Khó thở

4.     Mệt mỏi không rõ, Mệt mỏi quá mức đặc biệt người > 40 tuổi, ĐTĐ, tăng HA…

5.     Buồn nôn ói mửa

6.     Mồ hôi lạnh

7.     Đau ở những nơi khác: lưng, cánh tay, hàm, cổ hoặc dạ dày

8.     Ở những người bị đau thắt ngực ổn định, xét nghiệm hsTnI có thể được chỉ định khi:

          • Triệu chứng có diễn biến xấu dần 

          • Triệu chứng xảy ra khi một người đang nghỉ ngơi

          • Các triệu chứng không giảm khi được điều trị

          Cần lưu ý rằng không phải khi bị nhồi máu cơ tim ai cũng bị đau ngực, ở phụ nữ, người già và người đái tháo đường, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không điển hình như ở nam giới.

4. Ý nghĩa Lâm sàng
Trong thực tế lâm sàng, các giá trị cắt (cutoff) của hs-cTnI để chẩn đoán bất thường tim mạch đối với cả hai giới là ≥30 ng/L, đối với nam là ≥34 ng/ L và đối với nữ là ≥16 ng/ L. Các giá trị đo được dưới các ngưỡng này có thể được xem là bình thường (Trambas C, 2016 [2]).

           Khi nồng độ hsTnI cao hoặc cao nhẹ có thể chỉ ra một mức độ tổn thương của cơ tim. Khi một người có nồng độ troponin tăng đáng kể và đặc biệt là sự tăng của một loạt các xét nghiệm được thực hiện trong vài giờ, thì có khả năng người đó đã bị tổn thương cơ tim. Nồng độ của troponin có thể tăng cao trong máu trong vòng 3 đến 6 giờ sau khi bị tổn thương tim và có thể tăng kéo dài từ 10 đến 14 ngày.

           Cần chú ý khi biện luận kết quả là ngoài nhồi máu cơ tim cấp, mức độ troponin huyết tương cũng có thể tăng lên trong các bệnh tim khác như viêm cơ tim (viêm tim), suy yếu tim (bệnh cơ tim), suy tim sung huyết, … hoặc trong các tình trạng không liên quan đến tim, chẳng hạn như nhiễm trùng nặng, bệnh thận mạn, ...

THAM KHẢO:

1.     Li S, Zuo Y, and Huang W. Establishment of a reference interval for high-sensitivity cardiac troponin I in healthy adults from the Sichuan area. Medicine (Baltimore) 2017; 96(14): e6252.

2.     Trambas C, Pickering JWW, Than M, et al. Impact of High-Sensitivity Troponin I Testing with Sex-Specific Cutoffs on the Diagnosis of Acute Myocardial Infarction. Clin Chem 2016 Jun; 62(6): 831-83